Cuối tháng 3 năm 2010, kênh lịch sử của đài ABC lần đầu tiên giới thiệu hình ảnh ba chiều (3D) chân dung Đức Kitô, gây nên những phản ứng khác nhau trên thế giới. Tấm ảnh được các nghệ nhân và các nhà khoa học thực hiện dựa vào “tấm khăn liện Turinô”, được coi là đã sử dụng khi an táng Đức Giêsu trong mộ, và được nhiều người tin là chân dung thật của Chúa. Chuyên gia vi tính kỹ thuật số Ray Downing thuộc phòng thu hình Macbeth ở New York đã phát biểu : “Nếu muốn tái tạo khuôn mặt Chúa Giêsu, hiện nay bạn chỉ có duy nhất tấm khăn liệm Turinô này”.

Có người hoàn toàn tin tưởng như thế, nhưng có người vẫn nghi ngờ. Một người phát biểu : “Tôi thấy còn phải tranh luận thêm”. Một phụ nữ khác nói : “Tôi nghĩ không thể có chân dung nào khác”.



Nếu có người lại đặt nghi vấn về chính khăn liệm Turinô có thực sự là tấm khăn xưa đã liệm Đức Giêsu hay không. Thì người khác lại khẳng định mình hoàn toàn bị thu hút trước chân dung này. Một phụ nữ có mặt tại Vatican đã phát biểu : “Tôi nhìn thấy tình yêu, thấy sự đồng cảm, tôi thấy Đấng Cứu Độ”.

Linh mục công giáo Jonathan Morris tại New York nhận định : “Có cả một truyền thống thần học và lịch sử lâu dài, mong tìm hiểu về khuôn mặt Đức Kitô, mong muốn biết ngài giống chúng ta thế nào”.

Khăn liệm Turin đã được tìm thấy cách đây nhiều thế kỷ, trên đó có in hình thân thể cả hai mặt trước sau của một nhân vật, với những dấu vết máu, nước và những vết dơ theo năm tháng.

Các chuyên gia đã tìm cách loại bỏ những vết bụi bặm, vết máu và dùng kỹ thuật ba chiều để tái tạo chân dung này. Cuộc tranh luận do bức ảnh gây nên, cho ta thấy Đức Giêsu vẫn luôn có một vị trí quan trọng đối với rất nhiều người.

Nguồn: WGX