http://i543.photobucket.com/albums/gg443/banlesinh/Hinh%20Khac/untitled_0_255x300_4.jpgCầu nguyện là cách đáp ứng của từng cá nhân với sự hiện diện của Chúa. Chúng ta đến với Chúa một cách kính cẩn với một trái tim lắng nghe. Chúa nói trước và chúng ta lắng nghe. Trong lúc cầu nguyện, chúng ta cảm nhận sự hiện diện của Chúa và đáp ứng tình yêu của Chúa một cách biết ơn. Trọng tâm luôn luôn là Chúa và những gì Chúa làm. Sau đây là những đề nghị để trợ giúp và khiến cho chúng ta có thể chăm chú nghe lời Chúa và lời đáp trả duy nhất của chúng ta:

Phương thức cầu nguyện (1/2)

http://i543.photobucket.com/albums/gg443/banlesinh/Hinh%20Khac/untitled_0_255x300_4.jpgCầu nguyện là cách đáp ứng của từng cá nhân với sự hiện diện của Chúa. Chúng ta đến với Chúa một cách kính cẩn với một trái tim lắng nghe. Chúa nói trước và chúng ta lắng nghe. Trong lúc cầu nguyện, chúng ta cảm nhận sự hiện diện của Chúa và đáp ứng tình yêu của Chúa một cách biết ơn. Trọng tâm luôn luôn là Chúa và những gì Chúa làm. Sau đây là những đề nghị để trợ giúp và khiến cho chúng ta có thể chăm chú nghe lời Chúa và lời đáp trả duy nhất của chúng ta:

MỘT THỦ TỤC CẦU NGUYỆN HÀNG NGÀY

Trong mỗi thời gian cầu nguyện, hãy sử dụng thủ tục sau đây:

1. Chuẩn Bị

Hãy dự trù để dành ít nhất từ 20 phút đến một giờ để cầu nguyện hàng ngày. Mặc dù không có gì là "thiêng liêng" về con số sáu mươi phút, đa số chúng ta nhận thấy rằng cần đến một giờ để có đủ thì giờ cho việc lắng đọng, và để bước vào đoạn Phúc Âm, v.v...
Đêm trước, dành thì giờ để đọc các phần giải thích hay chú giải Thánh Kinh trong các sách phụ dẫn để hiểu rõ về đoạn Phúc Âm, và đọc đoạn Phúc Âm. Trước khi buồn ngủ, hãy nhớ lại đoạn Thánh Kinh này.

2. Lịch trình của thời gian cầu nguyện

Hãy lắng đọng, cả bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn. Hãy thoải mái. Hít vào thật sâu, đếm đến bốn, rồi thở ra từ từ bằng miệng. Lập lại nhiều lần.
Nhận thức được rằng chúng ta không đáng là gì cả nếu không có Chúa; nói với Chúa là chúng ta tùy thuộc hoàn toàn vào Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta ơn lành chúng ta ước muốn và cần thiết.
Đọc và suy nghĩ về đoạn Thánh Kinh đã lựa chọn, sử dụng hình thức cầu nguyện thích hợp: suy niệm cho những Thánh Vịnh và những đoạn không kể chuyện, chiêm niệm cho những đoạn kể chuyện hay có biến cố xảy ra. (Xem phần chỉ dẫn về các hình thức cầu nguyện ở các trang sau). Kết thúc thời gian cầu nguyện bằng một cuộc đối thoại với Chúa Giêsu và Chúa Cha. Nói và lắng nghe. Chấm dứt bằng một kinh Lạy Cha.

3. Kiểm điểm giờ cầu nguyện

Kiểm điểm cầu nguyện là suy nghĩ vào cuối thời gian cầu nguyện. Mục đích là gia tăng nhận thức của chúng ta về cách thức Chúa đã đến và hiện diện với chúng ta trong thời gian cầu nguyện.
Sự kiểm điểm nhắm vào những xúc cảm bên trong về việc được an ủi hay bị thất vọng xảy đến qua cảm nghĩ của chúng ta về sự vui sướng, bình an, buồn rầu, sợ hãi, bối rối, tức giận, v.v.
Nhiều khi trong lúc kiểm điểm, chúng ta biết rõ cách thức Chúa đáp lại lời cầu xin của chúng ta về một ơn lành nào.
Trong trường hợp không có người linh hướng hay bạn đường cầu nguyện, viết những cảm nghĩ xuống có thể thay thế cho việc lượng giá và giải thích. Nếu có vị linh hướng, kiểm điểm bằng cách viết xuống sẽ giúp cho dễ chia sẻ kinh nghiệm cầu nguyện với vị linh hướng.

Phương Pháp

Hãy ghi xuống sau mỗi buổi cầu nguyện, trong một tập vở hay nhật ký, ngày giờ và đoạn Phúc Âm. Trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Có câu nào hay đoạn nào đánh động chúng ta?
2. Cảm tưởng chúng ta ra sao? Chúng ta có thấy bình an?.. yêu thương?..tin cậy?.. buồn rầu?.. chán nản?.. Các cảm tưởng này nói gì với chúng ta?
3. Chúng ta đã cảm nhận hơn thế nào về sự hiện diện của Chúa?
4. Có điểm nào có thể giúp đỡ thêm nếu trở lại cầu nguyện trong thời gian kế tiếp?

Nguồn: Cộng Đoàn Đồng Hành