http://i543.photobucket.com/albums/gg443/banlesinh/Hinh%20Khac/ntl.jpgTrong thời gian 1961-1971, quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường Việt Nam hơn 7,5 triệu lít chất da cam có nồng độ dioxin cao. Loại hóa chất độc này được coi là có liên hệ mật thiết với hiện tượng sảy thai, dị tật bẩm sinh và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Hiện ở Việt Nam có 3 triệu nạn nhân chất da cam. Hằng năm UNICEF trao giải cho những bức ảnh xuất sắc, ghi lại đời sống của trẻ em khắp thế giới. Ed Kashi là người thứ 11 nhận được giải thưởng ảnh của năm.

Ảnh "em bé da cam" Việt Nam đoạt giải của UNICEF

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Ed Kashi cho thấy gương mặt của cô bé Nguyễn Thị Lý, 9 tuổi, bị méo mó vì hậu quả của chất độc da cam. "Nhiếp ảnh gia Ed Kashi đã tận dụng tài tình ánh sáng và bóng tối để nhấn mạnh khát khao về một cuộc sống bình thường của cô bé tàn tật", đại diện của UNICEF nhận xét về bức ảnh được chụp tháng 7/2010 và thêm rằng nó cho thấy hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh dù 35 năm đã qua đi.

http://i543.photobucket.com/albums/gg443/banlesinh/Hinh%20Khac/ntl.jpg

Trong thời gian 1961-1971, quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường Việt Nam hơn 7,5 triệu lít chất da cam có nồng độ dioxin cao. Loại hóa chất độc này được coi là có liên hệ mật thiết với hiện tượng sảy thai, dị tật bẩm sinh và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Hiện ở Việt Nam có 3 triệu nạn nhân chất da cam.

Hằng năm UNICEF trao giải cho những bức ảnh xuất sắc, ghi lại đời sống của trẻ em khắp thế giới. Ed Kashi là người thứ 11 nhận được giải thưởng ảnh của năm.

Năm nay, có tổng cộng 1.263 bức ảnh từ 33 nước được gửi tới UNICEF. Giải nhì thuộc về bức ảnh chụp hai cô bé chơi với cánh tay giả của một cậu bé ở Afghanistan. Bức ảnh đoạt giải ba chụp một cô gái phải làm gái mại dâm từ bé ở Bangladesh.

Hải Ninh (VnExpress)